Chăm sóc hoa hồng theo kinh nghiệm của người Hy Lạp

chăm sóc hoa hồng

Chăm sóc hoa hồng theo kinh nghiệm của người Hy Lạp

Từ xưa, người Hy Lạp cổ đại, những người đặt nền móng cho nền nông nghiệp hiện đại ngày nay đã chỉ ra 4 yếu tố cơ bản: Đất, nước, không khí và lửa. Để trồng hoa hồng thành công thì người trồng cần phải quan tâm đến 4 yếu tố trên. Hãy thực hiện đúng các bước chăm sóc hoa hồng dưới đây và bạn sẽ được thưởng thức vẻ đẹp vườn hoa hồng rực rỡ.

 

  1. Đất:

 

  • Hoa hồng thích hợp với đất có độ pH từ 6.5-6.8. Độ pH của đất chi phối lượng dinh dưỡng cho thực vật.
  • Duy trì độ pH của đất phù hợp là một việc vô cùng quan trọng khi nói đến việc hấp thụ photpho (Là P có trong phân bón tổng hợp NPK). Nguyên tắc khi bón là đúng hàm lượng cần thiết cho cây, vì vậy điều quan trọng là hoa hồng được nhận đủ lượng photpho (P) cần thiết. Vì thế cần duy trì độ PH phù hợp cho cây
  • Nếu những điều trên là khó và quá phức tạp. Một cách đơn giản cho người mới bắt đầu là sử dụng phân bón hoa hồng 10-10-10 cho mỗi 4 tuần. Phân bón 10-10-10 chứa lượng nito (N) và photpho (P) bằng nhau, những chất cần thiết cho sự phát triển của hoa và rễ, cùng với hàm lượng Kali (K) giúp cây phát triển toàn diện.
  • Nếu trồng hoa hồng trong chậu bạn cần phải thay đất sau 3 năm để tránh muối tích tụ làm cây nhiễm độc do sử dụng phân bón hóa học.
  • Đất dễ thoát nước là loại tốt nhất để trồng hoa hồng. Để tăng khả năng thoát nước của đất người trồng hãy sử dụng hỗn hợp than bùn, mùn cưa. Hãy phủ một lớp mùn, than dày khoảng 3cm trền bề mặt của đất.

 

  1. Nước:

 

  • Lượng nước cần tưới phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu. Theo như ước tính, thông thường bạn có thể tưới hoa 2 lần một tuần. Đồng thời hãy theo dõi trạng thái của cây và điều chỉnh dần lượng nước tưới cho phù hợp với thời tiết. Nên tưới với tần suất thấp và tưới sâu hơn là tưới nhiều lần nhưng nông. Chăm sóc hoa hồng không cần phải tưới đẫm mà chỉ cần làm ẩm đất là đủ.
  • Tránh tưới vào buổi tối muộn để giúp cây tránh bệnh phấn trắng. Đây là một loại bệnh phổ biến ở các loài hoa hồng do một loại nấm phát triển trong điều kiện ẩm ướt gây ra. Tưới nước vào cuối ngày khi mặt trời lặn làm cho lượng nước bám trên cây không kịp khô, cây sẻ ở trong điều kiện ẩm ướt một thời gian dài, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển
  • Cũng vì lí do đó, không nên tưới cây từ trên cao làm lá và hoa bị ướt. Thay vào đó, chỉ nên tưới thấp dưới mặt đất. Hãy lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới cây đúng cách nhất.

 

  1. Không khí:

 

  • Không khi ở đây là không gian bạn gieo trồng. Trồng hoa với mật độ cao cũng thúc đẩy bệnh phấn trắng. Hãy tìm hiểu kĩ về giống hoa hồng của bạn và trồng chúng với khoảng cách hợp lí.
  • Chăm sóc hoa hồng trồng chậu thì bạn cần lưu ý đối lưu không khí giữa các chậu để cây quang hợp và hô hấp tốt nhất. Cây trao đổi chất tốt hơn sẽ khiến cây lớn nhanh hơn. Khoảng cách tốt nhất giữa các chậu từ cây non đến cây trưởng thành là từ 10 cm đến 50 cm (dãn dần khi cây lớn)

 

  1. Lửa:

 

  • Hoa hồng là loài cây ưa nắng. Đồng nghĩa với việc cây cần được cung cấp 6 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày. Và ánh nắng tốt nhất cho cây là vào buổi sáng. Ánh nắng buổi trưa và sớm chiều ở việt nam có thể dữ dội quá mực với hoa hồng.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *