Các ý tưởng trồng rau và phủ xanh vườn vào mùa hè

      Mùa hè đang đến rất gần, một mùa hè nóng nực, oi ả khiến bạn chưa biết phủ xanh khu vườn của mình như thế nào. Vậy thì hãy cùng xem một vài ý tưởng trồng rau và phủ xanh vườn vào mua hè của Vườn Thông Minh nhé!

1. Dưa chuột. 

 

dua-leo

 

  • Thời gian trồng thích hợp: Tháng 5, tháng 6
  • Thời gian sinh trưởng: 85-90 ngày
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
  • Chọn loại đất tơi, xốp như đất mùn hữu cơ hoặc đất thịt nhẹ. Trộn đều đất và phân bón theo tỷ lệ 7/3. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn trộn thêm 20g phân lân, 20g NPK, 50g vôi, 20g hữu cơ vi sinh vào mỗi thùng xốp đã chọc những lỗ để thoát nước. Sau đó, đổ đất vào thùng xốp một lớp dày khoảng 20-30cm.
  • Gieo hạt giống:Hạt giống dưa chuột có thể gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Hạt mua về trong gói, bạn bỏ ra gieo dưới lớp đất vừa trộn với khoảng cách từ 20-30cm, gieo xong phủ một lớp đất mỏng nữa lên hạt rồi tưới một chút nước đều trong chậu.
  • Chăm sóc và thu hoạch:Cây dưa chuột trồng trong môi trường ngoài trời sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn trồng trong nhà. Cây cũng rất dễ chăm sóc, để cây ở nơi có nhiều ánh sáng, rộng rãi để cây có vị trí leo bám. Bạn chỉ cần tưới nước cho cây 2 lần/một ngày, và bón phân NPK 2 lần/tháng nếu có điều kiện. Bạn chỉ cần tưới nước cho cây 2 lần/một ngày, và bón phân NPK 2 lần/tháng
  • Công dụng:
  • Giảm cân: Trong dưa rất nhiều nước, một trong những thực phẩm có chỉ số calo thấp. Moịt chén dưa chuột cung cấp khoảng 13 calo, nhưng lại chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa giúp cải thiện các dấu hiệu đường tiêu hóa và giúp giảm cân.
  • Cung cấp nước cho cơ thể: Lượng nước và muối khoáng trong dưa chuột giúp da tránh tình trạng mất nước.
  • Giải độc: Nếu bạn dùng dưa chuột tươi hay nước áp đều có tác dụng đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Có tác dụng kích thích các cơ quan thanh lọc của cơ thể và giúp cho quá trình đào thải chất độc nhanh hơn.
  • Cung cấp thêm silicium, có tác dụng tốt đối với khớp, tăng cường mô liên kết. Ngoài ra còn giảm nguy cơ mắc gút và viêm khớp.
  • Trong dưa chuột chứa nhiều nước, sterols. Sterols giúp làm giảm lượng cholesterol máu.Nó ức chế quá trình oxy hóa của các động mạch và làm giảm khả năng bị tắc nghẽn.
  • Vitamin E có trong dưa chuột, ngoài khả năng trung hòa độ pH tự nhiên của da, còn là phương thuốc tốt giúp chóng liền sẹo. Các chất chống oxy hóa có trong dưa chuột thúc đẩy tái tạo tế bào, giảm các tác hại do gốc tự do gây ra.

    2. Rau muống.

    raumuong

  • Thời gian trồng thích hợp: Tháng 4, tháng 5
  • Thời gian sinh trưởng: 40-50 ngày
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
  • Làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 20 cm, mặt luống rộng từ 1,2 – 1,5 m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa. Chọn đất xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, nguồn nước thải. Nên chọn đất thịt nhẹ hay thịt trung bình, giàu chất hữu cơ, gần nguồn nước tưới.
  • Gieo bằng hạt: Rạch hàng với khoảng cách 20cm – 25 cm, gieo 2 – 3 hạt/khóm. Trồng cạn từ nhánh: Rạch hàng với khoảng cách 20cm – 25 cm, chọn các nhánh bánh tẻ, độ dài nhánh từ 20 – 25cm, trồng thành khóm từ 3 – 4 nhánh, khoảng cách khóm 20cm x 10cm.
  • Rau muống cạn cần giữ ẩm thường xuyên, độ ẩm thích hợp là 90% mới cho năng suất cao và chất lượng tốt. Sau khi gieo hoặc cấy 45-50 ngày thì thu hái lứa đầu (hái vỡ). Nếu chăm sóc tốt, các đợt hái sau chỉ cách nhau 20-25 ngày. Khi thu hái nên để lại 2-3 đốt thân. Sau mỗi đợt thu nên tưới thúc phân đạm ngay để rau nhanh nảy mầm.
  • Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.
  • Công dụng:
  • Rau muống là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm cân và lượng cholesterol tự nhiên. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chứng minh rau muống còn giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu) .
  • TheoMedical Health Guide, rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.
  • Sắt là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là các tế bào máu đỏ. Vì vậy, hàm lượng sắt cao trong lá rau muống rất có lợi cho những người bị thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai.
  • Do giàu chất xơ, rau muống giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón. Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.
  • Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn rau muống thường xuyên kích thích phát triển các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.

    3. Rau đay.

    2_138595 

  • Thời gian trồng thích hợp: Tháng 4, tháng 5
  • Thời gian sinh trưởng: 40-45 ngày
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
  • Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6-6,7. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
  • Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước ấm có nhiệt độ từ 45-50 độ C. Ủ hạt qua đêm đợi hạt nứt. Sau khi hạt nứt nanh, tiến hành gieo hạt với khoảng cách giữa các cây là 10cm. Sau khi gieo hạt xong, tiến hành lấp 1 lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
  • Tiến hành tưới nước thường xuyên cho cây vì rau đay chịu hạn kém. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước vì rễ cây rất dễ bị thối.
  • Sau khi rau đay ra được 4-5 lá, tiến hành bón lót bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 2 tuần bón 1 lần.
  • Sau 40-45 ngày trồng là rau đay có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Khi thu hoạch, dùng dao hoặc kéo cách gốc khoảng 20-30cm. Nên thường xuyên cắt thì rau đay sẽ ra non hơn.
  • Công dụng:
  • Rau đay là thực phẩm có nhiều nhớt, chất nhớt này là một tổ hợp chất sinh học có công dụng kích thích ruột vận động đồng thời có tác dụng làm nhờn phân giúp nhuận tràng và trị táo bón.
  • Rau đay vốn có nhiều nước, chứa nhiều chất nhầy, nhiều đường nên ích lợi cho việc giải nhiệt. Hơn nữa, tính hàn của rau đay giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong, có tác dụng làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, chữa say nắng.
  • Rau đay có hoạt chất vận động tim mạch nên có tác dụng làm tăng số lượng nước tiểu, lại có tác dụng kháng viêm nên giải viêm nhiễm đường niệu, lại có tác dụng tiêu thũng nên nước tiểu sẽ dễ dàng ra ngoài.
  • Trong hạt rau đay có chứa nhiều olitorisid chứa hoạt tính trợ tim cao, tăng sức co cơ tim và giảm nhịp tim gần giống như hoạt tính sinh học của strophantin – chất được y học dùng trong điều trị các bệnh về tim.

    4. Đậu cô ve.

    upload_a850e6289c5049648f25543fc9ab4a70_master 

  • Thời gian trồng thích hợp: tháng 4, tháng 5
  • Thời gian sinh trưởng: 40-55 ngày
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
  • Cần phải chọn đất sạch vào khay nhựa hoặc thùng xốp dầy khoảng 15 – 20cm. Sau đó tiến hành gieo hạt đều vào khay khoảng 20 -30gr hạt/khay. Phủ một lớp đất sạch mỏng lên bề mặt sau đó tưới nước cho đủ độ ẩm. Bạn cần lưu ý sau khi gieo hạt xong cần dùng bìa cattong đậy kín trong 2 ngày đầu để hạt nảy mầm.
  • Hằng ngày tưới nước 2 lần vào sáng và chiều mát.
  • Do đậu cô ve có bộ lá lớn, hệ số thoát hơi nước cao nên phải thường xuyên giữ ẩm đất, nhất là thời kỳ cây ra hoa, tạo quả. Thời điểm này cần độ ẩm đất thường xuyên 70%.
  • Nhu cầu phân bón cho đậu không cao, nhưng ngoài lượng phân lót, bạn có thể bón thúc thêm 30kg đạm urê và 30kg kali/lần vào 2 thời điểm.
  • Khi cây có 2 – 3 lá thật: Bón 1/3 lượng đạm + 1/3 kali ( 5l nước cần 50gr đạm + 50gr kali cho 4 trồng đậu cove leo trong chậu nhựa thông minh).
  • Khi cây có 5 – 6 lá thật: Bón 1/3 lượng đạm + 1/3 kali. Còn giai đoạn khi cây có quả nhiều cần bón với liều lượng như trên.
  • Công dụng:
  • Đậu cô ve cung cấp một lượng protein tự nhiên rất lớn. Khi chế biến món ăn đúng cách, lượng protein này không bị mất đi sẽ giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Loại đậu này đặc biệt có ích cho bệnh nhân tiểu đường và người mắc bệnh đường huyết.
  • Với những người dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa thì đậu cô ve là một sự lựa chọn tuyệt vời. Chúng không những rất giàu chất xơ, có lợi nhuận tràng mà còn giúp giảm cholesterol trong máu.
  • Đậu cô ve giúp tim khỏe mạnh do có chứa axit folic. Đây là thực phẩm an toàn cho những bệnh nhân mắc bệnh tim.
  • Hàm lượng cao các vitamin C, B6 và B1 trong đậu cô ve giúp tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do có hại cho AND.
  • Đậu cô ve là một nguồn dồi dào sắt, kali, canxi, mangan và magie, rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

    5. Rau mồng tơi.

    rau-mong-toi-chua-yeu-sinh-ly-o-nam-gioi-1722-1478854298156-0-0-447-720-crop-1484296233035 

  • Thời gian trồng thích hợp: Tháng 4, tháng 5
  • Thời gian sinh trưởng: 45-60 ngày
  • Kỹ thật trồng và chăm sóc:
  • Đất trồng: dùng đất tơi xốp, pha nhiều cát, thông thoáng, khả năng thoát nước cao. Nếu không thể tìm được loại đất đạt yêu cầu trên bạn có thể sử dụng đất sạch giàu dinh dưỡng tribat cũng rất tốt.
  • Gieo hạt: Cây mồng tơi khi phát trưởng thành sẽ rất to và là cây thu hoạch quanh năm, do đó bạn phải đảm bảo mỗi cây cách nhau tối thiểu 10cm khi gieo trồng, với chậu thông minh kích thước 67 x 24 x 20cm chỉ nên trồng tối đa là 15 cây/ chậu.
  • Sau khi gieo hạt, phủ lên một lớp đất mỏng đủ để che phủ và giữ ẩm cho hạt, tưới nước bằng bình tưới hoa sen 2 lần/ ngày, sau 5-7 ngày hạt mồng tơi sẽ bắt đầu nảy mầm.
  • Quá trình sau đó, nếu được trồng bằng đất dinh dưỡng tribat bạn không cần bón thêm bất cứ loại phân nào cho cây, chỉ cần tưới nước 1 lần/ ngày.
  • Công dụng: Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.
  • Các nhà dinh dưỡng học thấy rằng, việc sử dụng rau mồng tơi vào cơ thể sinh ra rất ít năng lượng và chất béo, nhưng ngược lại trong nó có chứa rất nhiều những yếu tố dinh dưỡng khác. Do đó, đây là một trong những món ăn được khuyến nghị dành cho người béo phì, cũng như những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc những người bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
  • Một giá trị có lợi khác của chất nhầy có trong mồng tơi là nó làm ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa, điều này có ý nghĩa đối với những đối tượng mong muốn giảm cân hoặc những bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.

    6. Rau ngót.

    1-nguoi-khong-nen-an-rau-ngot-1451882505894-0-0-359-488-crop-1451882654860 

  • Thời gian trồng thích hợp: tháng 4
  • Thời gian sinh trưởng: 75-90 ngày
  • Kỹ thật trồng và chăm sóc:
  • Chọn những đoạn thân ở cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và chặt thành từng đoạn 20-25cm. Cắm các đoạn thân đó vào các rãnh đã chuẩn bị sẵn rộng 20-25cm và sâu 10-15cm. Mỗi rãnh nên cách nhau khoảng 40-50cm để có lối đi vào khi hái lá.
  • Sau khi cắm cành, ta phải giữ ẩm cho đất. Khoảng 10-15 ngày sau là hom sẽ mọc rễ và nảy chồi.
  • Rau ngót là cây rau ăn lá nên cần nhiều đạm và lân, lượng kali có thể ít hơn.
  • Khi cây được 40-50cm thì có thể tiến hành thu hoạch, ta cắt cách gốc 10-15cm. Cây sẽ lại đâm chồi tiếp, lúc này cần bón thêm nước tiểu pha loãng hoặc dung dịch urê 1%. Ta phải luôn tưới ẩm cho đất nhưng cũng cần xới xáo để cho đất được thông thoáng.
  • Rau ngót sinh trưởng rất nhanh và ít sâu bệnh, cứ 20-25 ngày là có thể hái rau ăn. Ruộng rau ngót có thể giữ được vài năm. Khi nào thấy cây già và cằn cỗi thì mới phải thay bằng cách trồng lại.
  • Công dụng:
  • Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
  • Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
  • Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường.
  • Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.

    7. Cà tím.

    636031853906535895_ca-tim-dai_1 (2)

  • Thời gian trồng thích hợp: tháng 4, tháng 5
  • Thời gian sinh trưởng: 60-70 ngày
  • Kỹ thật trồng và chăm sóc:
  • Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ bệnh Có thể ngâm hạt giống trong nước ấm có pha với phân bón lá (khoảng 1cc/1 lít nước), sau 3-4 giờ vớt ra để ráo nước rồi ủ, sau đó đem đi gieo.
  • Đất cần phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 20-30 ngày để đất thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất. 20 ngày trước khi trồng,  xử lý đất bằng vôi và tro bếp, lượng bón 50kg vôi, 60kg tro bếp cho 1.000m2.
  • Gieo hạt: có thể gieo hạt trực tiếp lên liếp trồng hoặc gieo trên liếp ươm sau đó nhổ cây đem đi cấy ra liếp trồng. Tuy nhiên, cà tím thường được gieo qua liếp ương, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.
  • Sau khi gieo hạt, nên phủ 1 lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, rắc một ít thuốc trừ kiến, các sâu hại khác, phía trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm.
  • Cà tím là loại cây ưa nước, do đó trong thời gian đầu bạn cần phải tưới nước hàng ngày. Lưu ý: Tưới đủ độ ẩm cần thiết cho cây con sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt trong thời kỳ ra hoa và nuôi quả bạn không được để mặt chậu bị khô hoặc thiếu nước thì cây cà sẽ ra hoa kém dẫn đến giảm năng suất và trái không được to.
  • Sau khi cấy cây con được 1 tuần, tiến hành bón lót bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 10-12 ngày bón thúc lần.
  • Công dụng:
  • Thịt quả cà tím chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn.
  • Cà tím có chứa hàm lượng chất xơ rất cao có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư đại tràng.
  • Việc tiêu thụ thực phẩm này thường xuyên và điều độ sẽ giúp hạ thấp lượng cholesterol xấu trong máu, tăng cường sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, cà tím chứa nhiều nước và chất xơ có tác dụng duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể ở mức tốt nhất. Từ đó, giúp cho tim của bạn hoạt động nhịp nhàng và khỏe mạnh hơn.
  • Một công dụng khác của cà tím là phòng ngừa, điều trị chứng mất ngủ và sự bồn chồn lo lắng. Trong cà tím chứa nhiều magie, đây là phương pháp điều trị bệnh mất ngủ tự nhiên, đơn giản và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *