Bảo dưỡng hệ thống tưới nhỏ giọt

1, Bảo dưỡng:

Để tăng tối đa hiệu quả của hệ thống tưới nhỏ giọt, vấn đề quan trọng là mỗi hệ thống phải được thiết kế, lắp đặt và vận hành kết hợp vói một chương trình bảo dưỡng thích hợp. Thường chương trình bảo dưỡng được chia làm hai loại: Bảo dưỡng phòng ngừa và bảo dưỡng sửa chữa.

Bảo dưỡng phòng ngừa nhằm duy trì hệ thống trong điều kiện làm việc tốt nhất. Hầu hết các vấn đề gây cản trở tiềm tàng cho hệ thống tưới nhỏ giọt khi làm việc, hoặc các hư hỏng bất ngờ của thiết bị trong hệ thống có thể được giảm tối thiểu hoặc loại trừ bằng chương trình bảo dưỡng phòng ngừa thích hợp.

2,Bảo dưỡng hệ thống đường ống:

Danh mục kiểm tra bảo dưỡng thiết bị hệ thống tưới nhỏ giọt bao gồm:

1) Xúc rửa hệ thống:

– Rửa ống tưới: Mở khóa cuối đường ống hoặc van trên ống thu nước và để nước chảy cho đến khi nước sạch xuất hiện. Chỉ mở đủ khóa cuối đường ống kế tiếp nhau sao cho tốc độ dòng chảy nhỏ nhất được duy trì.

– Rửa hệ thống: Từng khối một để đảm bảo hệ thống đủ áp lực và lưu lượng.

– Toàn bộ hệ thống nên được xúc rửa ít nhất mỗi năm một lần, hoặc hàng tháng nếu có thể, tùy theo sự cần thiết của hệ thống.

– Đường ống chính và ống nhánh nên được rửa với áp lực cao và lưu lượng lớn để làm sạch bất kỳ cặn lắng nào tích tụ trên vách ống.

– Nếu hệ thống có đường ống chính bị vỡ, sau khi lắp lại đường ống, hệ thống phải được rửa trước khi cho hoạt động các ống tưới.

2) Một số chú ý khác:

– Máy bơm được lắp động cơ điện 1 pha, cấp điện áp 220V đến 240V, để đảm bảo máy bơm hoạt động đạt các thông số thiết kế (lưu lượng và cột nước) yêu cầu điện áp cấp cho động cơ phải đủ (-10% đến +6%).

– Động cơ được lắp bộ bảo vệ bằng rơ-le nhiệt, mỗi khi máy bơm làm việc không đúng chế độ (do điện áp không đủ, máy bơm bị kẹt, động cơ và máy bơm đặt không cân bằng .v.v..) động cơ tự động ngắt; vì vậy cần kiểm tra kỹ các vấn đề trên trước khi cho máy bơm hoạt động.

– Cần đặt lưới lọc có khoảng cách mặt lưới a từ 4 mm đến 5 mm tại cửa vào bể hút để tránh tình trạng rác chui vào ống hút và buồng hút máy bơm làm giảm lưu lượng bơm.

3, Máy bơm:

Máy bơm khi đã vận hành 1000 giờ cần phải làm sạch ổ đỡ và thay dầu mỡ; vận hành 2000 h cần tháo kiểm tra tất cả các bộ phận, làm sạch, đánh rỉ, sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện bị hỏng.

Khi không vận hành phải mở nút xả dưới vỏ bơm, tháo hết nước và lau sạch bề mặt bơm, bôi dầu để chống gỉ.

4, Động cơ:

Đối với động cơ điện cần bảo quản nơi khô ráo; nếu vận hành thường xuyên, mỗi tháng nên kiểm tra một lần, 6 tháng tiến hành kiểm tra sửa chữa.

5,Thiết bị lọc nước:

Thiết bị lọc nước phải thường xuyên được rửa sạch; nếu bị bẩn sẽ gây nên chênh lệch cột nước trước và sau thiết bị lọc nước lớn, làm cho hạt bùn cát dễ đẩy qua và đưa vào đường ống và các vòi tưới nhỏ giọt.

Việc thau rửa thiết bị lọc nước được tiến hành khi đồng hồ đo áp lực trước và sau thiết bị lọc chênh nhau từ 3 m đến 5 m. Phương pháp thau rửa tùy theo từng yêu cầu của thiết bị lọc.

Đối với thiết bị lọc của Israel hoặc nhập ngoại thì trước khi tưới cần quay xả bẩn mỗi lần bơm. Tháo và cọ bẩn trung bình 1 tháng/lần.

6,Các đồng hồ áp lực, đo nước:

Mỗi năm một lần khi kết thúc mùa tưới (vào tháng 6 hàng năm) tiến hành bảo dưỡng, điều chỉnh đồng hồ đo.

7,Bảo dưỡng vòi tưới:

Vòi tưới nhỏ giọt thường hay bị tắc, nên việc duy tu, bảo dưỡng, phòng ngừa tắc vòi nhằm đảm bảo cho hệ thống tưới hoạt động bình thường là hạng mục rất quan trọng.

Thường xuyên kiểm tra tình hình làm việc của vòi và đo lưu lượng vòi; nếu thấy lưu lượng giảm dần có nghĩa vòi bị tắc, cần có biện pháp xử lý ngay. Đồng thời thường xuyên kiểm tra chất lượng nước xem có chất lắng đọng của hóa chất sắt, muối canxi và lắng đọng bùn cát và sinh vật, nếu có cần có biện pháp xử lý phòng ngừa.

vòi tưới nhỏ giọt

IMG_6502

tưới nhỏ giọt cho cỏ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *