CHI PHÍ LÀM NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU AN TOÀN CÓ ĐẮT HAY KHÔNG?
Ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới là khá phổ biến. Tuy nhiên ở Việt Nam, mô hình này mới chỉ phát triển ở một số vùng có khi hậu tương đối ôn hoà. Còn ở những vùng khác, mô hình nhà lưới trồng rau còn khá nhỏ lẻ.
Trên thực tế, nhu cầu về thực phẩm sạch càng cao thì những nhà lưới trồng rau lại càng có nhiều cơ hội để được đầu tư, nhân rộng cả về quy mô và diện tích. Đây cũng chính là giải pháp được người nông dân nói chung ưu tiên nhất hiện nay.
Có nhiều kiểu nhà lưới trồng rau sạch để người nông dân có thể lựa chọn. Nhưng có hai loại nhà lưới thường được người dân áp dụng, đó là nhà lưới kín và nhà lưới hở. Mỗi loại nhà lưới có ưu điểm và hạn chế riêng.

Loại nhà lưới kín được che phủ bằng lưới hoàn toàn từ trên mái đến xung quanh. Nhà lưới được thiết kế cửa ra vào bằng lưới. Xung quanh được quây, che bằng lưới chắn côn trùng, chủ yếu là để ngăn ngừa các loại côn trùng có cánh.
Để tạo khung nhà lưới, người ta thiết kế khung nhà bằng các cột bê tông hoặc khung nhà sắt. Quy mô tuỳ theo nhu cầu và diện tích của hộ canh tác. Chiều cao của nhà kính thường được làm cao từ 3 đến 4 mét để tránh được gió, bão lớn, gây đổ sập, hư hại công trình.
Nhà lưới kín có ưu điểm ngăn ngừa côn trùng phá hoại nên rau màu trồng trong nhà lưới hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, rau màu trở nên an toàn hơn với người tiêu dùng.
Nhà lưới kín có thể thâm canh mọi thời vụ kể cả mùa mưa do hộ canh tác có thể can thiệp được môi trường trồng rau trong nhà lưới. Chất lượng và mẫu mã rau đảm bảo, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thậm chí, hộ canh tác có thể tăng năng suất cây rau màu so với trồng rau ngoài đồng ruộng.
Nhược điểm của nhà lưới kín là độ thông gió không cao; nhiệt độ trong nhà lưới thường cao hơn ở ngoài môi trường từ 1 đến 2 độ làm ảnh hưởng đến độ sinh trưởng của cây rau.

Nhà lưới hở: là loại nhà lưới được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh. Với loại nhà lưới hở, tác dụng phòng chống, ngăn ngừa côn trùng là không có. Với kiểu nhà lưới này, các kỹ sư thiết kế khung nhà khá đơn giản với thiết kế kiểu mái bằng và nghiên sang hai bên. Mục đích của nhà lưới hở chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa gió giúp rau màu có thể sinh trưởng tốt cả trong mùa đông.
Khung nhà của nhà lưới hở đơn giản hơn nhà kín. Bạn có thể đổ cột bê tông, làm khung nhà thép hoặc có thể làm bằng gỗ, cây tre, được căng dây thép để cố định phần lưới. Do có tính chất đơn giản nên độ cao của nhà lưới hở chỉ nên giới hạn trong khoảng từ 2 đến 2,5 mét.
Ưu điểm của nhà lưới hở là thiết kế khá đơn giản nên giá thành thấp, thậm chí chỉ bằng 50% chi phí so với nhà lưới kín. Nhà lưới thông thoáng có thể quay vòng canh tác, rất thích hợp với trồng rau ăn lá. Tuy nhiên nhà lưới hở cũng bộc lộ những nhược điểm nhất định. Cụ thể, nhà lưới hở không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng, sâu bọ; nhà lưới hở chỉ áp dụng được với các nhà vườn quy mô nhỏ. Đối với nhà vườn có quy mô lớn, các kỹ sư thường thiết kế nối nhiều nhà lưới nhỏ với nhau để đảm bảo độ vững chắc của mô hình.
Về chi phí xây dựng nhà lưới, rất nhiều người quan tâm chi phí làm nhà lưới trồng rau an toàn có đắt hay không? Những phân tích sau đây sẽ giúp bạn nhận định vấn đề:
Đối với những hộ trồng rau để kinh doanh lâu dài, mô hình nhà lưới phải được đầu tư xây dựng bài bản, có kết cấu vững chắc, chịu được mưa gió trong thời gian dài nên chi phí để xây dựng nhà lưới dạng này sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, loại nguyên vật liệu mà bạn sử dụng để làm nhà lưới dạng này cũng có chi phí cao hơn bởi chúng có độ bền cao hơn.
Đối với những hộ trồng rau nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ cho gia đình, bạn có thể sử dụng loại nhà lưới một phần chỉ che chắn bên hông hoặc phía trên rau. Do vậy, bạn có thể chọn mua loại lưới che ở ngoài thị trường để sử dụng với mức giá khá rẻ.
Tóm lại, chi phí làm nhà lưới trồng rau an toàn có đắt hay không không chỉ phụ thuộc vào quy mô mà còn phụ thuộc vào vật liệu mà bạn chọn để làm. Thêm vào đó, bạn có thể đầu tư hệ thống tưới tiêu tự động, thông gió, thông khí cho nhà lưới để cân bằng hệ sinh thái và dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ trong nhà lưới nên đây cũng là chi phí được tính trong bản thiết kế công trình.
Từ những phân tích như trên, bạn có thể thấy chi phí xây dựng nhà lưới trồng rau dù có cao nhưng lại đem lại nhiều lợi ích nên rất đáng để bạn đầu tư./.